91tv

Học ngành Tài chính Ngân hàng ra làm gì? Lương bao nhiêu?

Học ngành Tài chính Ngân hàng ra làm gì? Lương bao nhiêu?

Tổng quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng, nhiều ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ, trong đó có ngành Tài chính – Ngân hàng. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ nhờ tiềm năng nghề nghiệp đa dạng và mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về ngành này: học Tài chính – Ngân hàng ra làm gì, ở đâu và lương bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp giải đáp những câu hỏi đó, đồng thời cung cấp thêm thông tin hữu ích để bạn tham khảo.

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng là ngành học liên quan đến các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng (trong phạm vi nội địa và quốc tế). Là một lĩnh vực rộng, ngành này được chia thành nhiều chuyên ngành như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm, phân tích tài chính và kinh tế tài chính…

Khi học ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các loại hình tài sản như trái phiếu, cổ phiếu và nguồn vốn. Ngoài ra, các kỹ năng chuyên môn như phân tích tài chính, dự báo tài chính và đầu tư cũng là những kỹ năng quan trọng trong ngành.

female students focusing on a computer screen

Học Tài chính – Ngân hàng ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau với mức lương hấp dẫn. Dưới đây là một số công việc phổ biến:

Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch cơ bản như nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn… Đây là vị trí làm việc tại quầy giao dịch và tiếp xúc với khách hàng. Do đó, các giao dịch viên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng.

Mức lương tham khảo: Từ 8 – 16 triệu đồng/tháng và hoa hồng, có thể lên đến 25 –35 triệu đồng tùy vào chính sách của ngân hàng.

Giao dịch viên chứng khoán

Giao dịch viên chứng khoán thường làm việc với các nhà đầu tư, hỗ trợ khách hàng lập các tài khoản chứng khoán. Ngoài ra, vị trí này cũng đòi hỏi khả năng phân tích tình hình thị trường chứng khoán và các loại quỹ để đề xuất nguồn đầu tư đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Mức lương tham khảo: Từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, tổng thu nhập có thể từ 20 – 45 triệu đồng/tháng tùy vào khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán.

Nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng sẽ làm những công việc như: thẩm định tài sản khách hàng, lập hợp đồng, hồ sơ giải ngân, giải quyết tài sản thế chấp theo quy định, thực hiện tất toán các hợp đồng, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay, tư vấn, hỗ trợ khách hàng thủ tục vay vốn…

Mức lương tham khảo: Từ 8 – 19 triệu đồng/tháng, có thể trên 30 triệu đồng/tháng tùy vào số lượng hợp đồng tín dụng xử lý.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn cho khách hàng đang tìm hiểu và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như vay vốn, tín dụng, tiết kiệm…

Mức lương tham khảo: Lương cơ bản từ 8 – 15 triệu VNĐ/ tháng và hoa hồng, có thể trên 50 triệu/tháng.

Chuyên viên phân tích tài chính

Đây là vị trí giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Chuyên viên phân tích tài chính sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thẩm định đầu tư, phân tích rủi ro liên quan đến tài chính, đề xuất các giải pháp huy động và điều tiết nguồn vốn hợp lý…

Mức lương tham khảo: Từ 12 – 20 triệu đồng/ tháng, có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng với người có chuyên môn cao.

Kế toán, kiểm toán nội bộ

Kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ chính là thu thập và xử lý số liệu, chứng từ kế toán, hạch toán thu, chi, quản lý công nợ, làm các báo cáo liên quan giúp chủ doanh nghiệp nắm được lịch sử dòng tiền và có số liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh.

Kiểm toán nội bộ là những quan sát viên độc lập. Công việc của vị trí này liên quan đến việc thực hiện kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp lý các thông tin tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.

Mức lương tham khảo: Từ 12 – 18 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn từ 30 – 40 triệu đồng với các vị trí yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế là người hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Các nhiệm vụ chính của vị trí này là kiểm tra chứng từ, kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ khách hàng và lưu trữ hồ sơ theo quy định của doanh nghiệp.

Mức lương tham khảo: Từ 10 – 16 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 25 triệu đồng tùy năng lực.

Quản lý tài chính doanh nghiệp

Đây là vị trí đảm nhận các công việc liên quan đến xây dựng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp như lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn, theo dõi tình trạng thực hiện các chỉ tiêu tài chính, theo dõi hệ thống dữ liệu tài chính của doanh nghiệp, báo cáo tài chính…

Mức lương tham khảo: Từ 30 – 60 triệu đồng/tháng, có thể lên đến hàng trăm triệu cho các vị trí quản lý cấp cao.

Nhân viên thu hồi nợ

Nhân viên thu hồi nợ có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ quá hạn từ khách hàng, bao gồm cả nợ cá nhân và nợ doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sự kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Mức lương tham khảo: Từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, nếu vượt doanh số hoặc KPI, thu nhập có thể trên 30 triệu đồng/tháng.

Nhân viên quản trị rủi ro

Nhiệm vụ chính của vị trí quản trị rủi ro là phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa các rủi ro này. Nhân viên quản trị rủi ro cần có kiến thức về các phương pháp và công cụ quản lý rủi ro, chẳng hạn như bảo hiểm, hợp đồng tương lai và quản lý vốn.

Mức lương tham khảo: Từ 11 – 18 triệu đồng/tháng, từ 25 triệu đồng trở lên với các vị trí yêu cầu có nhiều kinh nghiệm.

Nhân viên vận hành

Nhân viên vận hành có nhiệm vụ kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng, kiểm soát các chính sách và văn bản nội bộ để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ. Họ cũng phụ trách việc gửi thông tin cần thiết đến các phòng ban, tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ tương tác và liên lạc với khách hàng.

Mức lương tham khảo: Từ 9 – 12 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 22 triệu tùy mức độ phức tạp của yêu câu công việc.

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Chuyên viên tư vấn đầu tư có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích thị trường tài chính, lựa chọn các loại tài sản đầu tư phù hợp và thực hiện các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng.

Mức lương tham khảo: Từ 12- 18 triệu đồng/tháng, với các vị trí yêu cầu kinh nghiệm có mức lương từ 23 –34 triệu đồng.

Sở hữu kiến thức tài chính vững vàng chính là chìa khóa để mở ra hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Photo of a group discussion of four professionals in business attires, with one person holding a book titled 'Risk Intelligence'

Ngành Tài chính ngân hàng ra làm việc ở đâu?

Với ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể làm việc ở nhiều công ty và tổ chức khác nhau, chẳng hạn như:

  • Ngân hàng: các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước.
  • Công ty và tổ chức tài chính: công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
  • Cơ quan nhà nước: Cục Thuế, Hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
  • Các doanh nghiệp: kinh doanh trong các lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm…
  • Giáo dục: giảng dạy ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

Học Tài chính – Ngân hàng có khó không?

Ngành Tài chính – Ngân hàng không quá khó nhưng cũng đòi hỏi tư duy logic, khả năng phân tích, cùng nền tảng vững chắc về toán học và kinh tế. Để học tốt, sinh viên cần chăm chỉ, kiên trì và có kế hoạch học tập hợp lý.

Cơ hội việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng như thế nào?

Sau những đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hồi phục và phát triển mạnh mẽ, cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập quốc tế và chuyển đổi số trong những năm gần đây cũng góp phần tạo động lực lớn cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
Trước những chuyển biến tích cực đó, nhu cầu tuyển dụng trong ngành Tài chính – Ngân hàng đang tăng cao và vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Với nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng linh hoạt trong ứng dụng công nghệ mới, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có nhiều cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn.

Photo of a female student presenting a stock market graph with fluctuating lines on a large screen to other students in a computer laboratory at RMIT Vietnam

Học Tài chính – Ngân hàng ở đâu?

Tại RMIT, Tài chính là 1 trong 9 chuyên ngành chính thuộc chương trình đào tạo Cử nhân Kinh doanh, với lộ trình học được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu của người học. Sinh viên có thể kết hợp chuyên ngành Tài chính với một chuyên ngành chính khác như Kinh tế, Kinh doanh toàn cầu, Logistics và chuỗi cung ứng… hoặc kết hợp với tối đa hai chuyên ngành phụ để mở rộng phạm vi kiến thức. Lưu ý rằng sự kết hợp giữa chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ có thể thay đổi và chương trình Cử nhân Kinh doanh sẽ cập nhật thông tin đầy đủ nhất.

RMIT Việt Nam còn có phòng Thực hành Giao dịch Tài chính, được trang bị thiết bị có công nghệ hiện đại mô phỏng phòng giao dịch thật. Tại đây, sinh viên sẽ học hỏi được những kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn thông qua việc sử dụng các phần mềm hàng đầu thế giới dành cho giao dịch và phân tích tài chính như Thomson Reuters Eikon & Stocktrack.

Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác tại RMIT Việt Nam là nhà trường ko tuyển sinh theo các tổ hợp môn, mà dựa trên điểm trung bình lớp 12 của học sinh (từ 7.0 trở lên) cùng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế như IELTS (6.5 trở lên, không điểm thành phần nào dưới 6) hay TOEFL và các chứng chỉ khác.

Lí do của việc đưa ra yêu cầu đầu vào về tiếng Anh là vì chương trình đào tạo Cử nhân kinh doanh của RMIT hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có đầy đủ năng lực chuyên môn, tiếng Anh chuyên ngành lẫn những kỹ năng mềm thiết yếu khác. Lựa chọn RMIT là đầu tư cho một nền giáo dục chất lượng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân trong tương lai.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành Tài chính – Ngân hàng, đồng thời giải đáp thắc mắc “học Tài chính – Ngân hàng ra làm gì” và các câu hỏi thường gặp khác. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành này và hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa một ngành học phù hợp với bản thân.

26/03/2025