Một trong những thành tựu quan trọng nhất của việc tái thiết môn học là vượt qua được rào cản văn hóa truyền thống trong giáo dục Việt Nam. Định dạng học không đồng bộ tạo ra môi trường thoải mái để sinh viên chia sẻ bài của mình và lắng nghe bình phẩm của bạn cùng khóa, những yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển sáng tạo mà môi trường trước đây khó thực thi được.
Tác động của hướng tiếp cận sáng tạo này thể hiện rõ ở mức độ tương tác cải thiện vượt bậc. Phân tích số liệu môn học cho thấy trung bình mỗi tuần mỗi sinh viên vào xem nội dung môn học 150 lượt, cao điểm có thể đạt tới 260 lượt. Ngoài các số liệu trên, giảng viên ghi nhận gia tăng đáng kể trong việc chia sẻ bài tập thực hành và phản hồi bài của bạn cùng khóa, cùng với việc cải thiện rõ rệt về chất lượng và tính đa dạng trong bài nộp của sinh viên. Định dạng môn học linh hoạt giúp duy trì mức độ tham gia ổn định xuyên suốt học kỳ, giải quyết được thách thức trước đây là tỉ lệ đi học giảm dần về cuối kỳ.
Bạn Huỳnh Kim Ngọc, sinh viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo, cho biết bạn hài lòng với trải nghiệm học tổng thể.
“Môn học có cấu trúc tốt”, Ngọc nói. “Tôi đặc biệt đánh giá cao cách mỗi học phần giới thiệu về kỹ thuật mới đi kèm với cơ hội thực hành chúng. Một khía cạnh nổi bật là phản hồi chi tiết, chu đáo và truyền cảm hứng của thầy cô cho mỗi bài tập. Các thầy cô cho lời khuyên kịp thời và mang tính xây dựng, giúp tôi duy trì động lực và giúp quá trình học suôn sẻ hơn bằng cách giải quyết thắc mắc và câu hỏi mà tôi đưa ra theo thời gian thực, khiến môn học có cảm giác tương tác và được hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc học không đồng bộ có lợi vì cho phép tôi học linh hoạt theo tốc độ riêng, sắp xếp hài hòa với lượng bài vở của các môn khác hoặc công việc cá nhân. Điều này giúp tôi duy trì mức độ tham gia vào môn học”.
Quyền Phó chủ nhiệm bộ môn Truyền thông số, ông Christian Berg nêu bật lợi ích của việc học không đồng bộ và cho rằng, “định dạng này cho sinh viên quyền tự khám phá và kết nối với giảng viên khi cần”.
Ông giải thích rằng cách tiếp cận này phản ánh rõ rệt trải nghiệm làm việc thực tế, nơi thay vì có thầy cô bảo chúng ta phải làm gì, thì “chúng ta tự khám phá và nhờ thầy cô và bạn bè phản hồi khi cần. Tuy nhiên, để thành công ở nơi làm việc, việc tự tạo động lực và chủ động ở mức độ nhất định là điều cần thiết”.